Những cách khắc phục bệnh trầm cảm

Trầm cảm được xem như là cơn ác mộng trong cuộc sống hiện đại. Bởi phần lớn các phương pháp điều trị đều lạm dụng thuốc Tây y gây ra biến chứng khó lường. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bị trầm cảm có thể là những cú sốc tâm lý hay biến cố trong quá khứ.

Việc điều trị tật góc là một quá trình lâu dài đòi hỏi nhiều nỗ lực từ phía người bị trầm cảm. Tuy nhiên, vẫn có một số giải pháp điều trị đơn giản, mà không cần dùng đến thuốc. Nó rất dễ dàng áp dụng ngay khi cảm thấy có dấu hiệu bị trầm cảm. Vì vậy, bạn hãy tham khảo những bí quyết sau đây để giúp bạn thoát khỏi trầm cảm hiện tại nhé.

Những cách khắc phục bệnh trầm cảm

1. Xây dựng sinh hoạt biểu

Trầm cảm khiến cho cuộc sống của bạn trở nên xáo trộn. Vậy nên, điều đầu tiên bạn cần làm khi rơi vào tình trạng này là xây dựng một sinh hoạt biểu khoa học và lành mạnh. Sắp xếp lịch trình hoạt động hàng ngày hợp lý theo đồng hồ sinh học có thể giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh, hạnh phúc và làm việc hiệu quả hơn.

2. Đặt mục tiêu

Trầm cảm khiến bạn cảm thấy mất hứng thú và trượt dài trong những chuỗi ngày lười biếng. Tốt nhất, hãy tự đặt mục tiêu hàng ngày, bắt đầu bằng những công việc đơn giản và tăng dần mức độ khó cho từng việc.

3. Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất được coi là vũ khí chiến đấu đắc lực giúp bạn dần rời xa trầm cảm. Các chuyên gia cho rằng, thực phẩm chứa omega 3 (cá ngừ, cá hồi) và axit folic (rau bina, quả bơ) sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng trầm cảm.

4. Ngủ đủ giấc

Người bị trầm cảm thường gặp các vấn đề khó khăn với giấc ngủ, điều này khiến cho bệnh ngày càng trở nên trầm trọng. Để đối phó với tình trạng trên, bạn cần thay đổi thói quen ngủ khoa học và tránh xa mọi tác nhân gây hại đến giấc ngủ.

5. Tập thể dục

Trầm cảm phá hủy mọi nguồn năng lượng trong cơ thể của bạn. Để đối phó với cơn ác mộng trên, hãy tích cực rèn luyện thể dục. Đây được coi là loại thuốc chống trầm cảm tự nhiên rất hữu ích. Bởi trong quá trình tập luyện, cơ thể sẽ sản sinh ra endorphins và norepinephrine giúp làm giảm triệu chứng trầm cảm.

6. Chịu trách nhiệm

Khi bị trầm cảm, bạn có xu hướng sợ hãi và trốn tránh mọi nhiệm vụ nhưng như vậy chỉ trầm trọng hóa căn bệnh. Thay vào đó, hãy cố gắng duy trì công việc. Nếu không thể chịu đựng cả ngày, bạn hãy làm nửa ngày hoặc tham gia đội tình nguyện.

7. Trải nghiệm mới

Muốn thoát khỏi mớ hỗn độn do trầm cảm đem tới, bạn nên thử những điều chưa từng trải qua như đi bảo tàng, đọc sách ngoài công viên hoặc học một ngôn ngữ lạ. Gặp các thử thách mới, não sẽ tiết dopamine, chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến niềm vui và khả năng học tập.

8. Cố gắng vui chơi

Nghe có vẻ vô lý song người trầm cảm rất cần dành thời gian cho những thứ khiến bản thân vui vẻ như xem phim, ăn tối với bạn bè, đi du lịch. Hãy học lại cách tận hưởng cuộc sống và dần dần, bạn sẽ thực sự cảm thấy vui vẻ hơn.

9. Hạn chế tiếp xúc các thiết bị công nghệ

Tương tác xã hội rất quan trọng với những người đang có dấu hiệu bị trầm cảm. Đừng để bản thân ngập chìm trong thế giới ảo và để điện thoại, máy tính chi phối cuộc sống thực của bản thân. Lâu dần, các thiết bị số sẽ tạo cho bạn tâm lý ngại giao tiếp, ít nói và thu mình với thế giới ảo, đây là một trong những nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm. Hãy sử dụng thiết bị thông minh một cách thông minh hơn. Nếu không thật sự cần đến chúng vì lý do công việc, hãy gác sang bên và tập trung cho các mối quan hệ thật, cho những trải nghiệm thật.